bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Chi hội nghề nghiệp-cơ sở vững chắc phát triển kinh tế tập thể (Bài 8) – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Chi hội nghề nghiệp-cơ sở vững chắc phát triển kinh tế tập thể (Bài 8)

 

Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 05/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khoá VII) về đẩy mạnh xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp. Việc phát triển chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp là cơ sở vững chắc để Hội hướng dẫn xây dựng các mô hình kinh tế tập thể…

Thực hiện Nghị quyết số 04 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, thời gian qua, Hội nông dân tỉnh Bình Phước, Nghệ An và Hội Nông dân nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện hiệu quả việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương

Chi tổ hội nghề nghiệp nâng cao đời sống hội viên

Nhờ kết quả nổi bật trong việc vận động thành lập Chi, tổ hội nghề nghiệp, nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân huyện Lộc Ninh là 1 trong 2 đơn vị được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân, cùng với Hội Nông dân tỉnh.

Ông Nguyễn Viết Dần, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Lộc Ninh cho biết, Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi heo tại xã Lộc Hiệp là một trong những điển hình.

Ban đầu, Chi hội được thành lập với 14 thành viên,  cùng 70 con heo nái và 200 con heo thịt. Sau khi thành lập được một thời gian ngắn thì giá heo xuống thấp trầm trọng. Chi hội đã đề nghị với Hội Nông dân xã, UBND xã cho phép mở 1 quầy bán heo thịt sạch trên địa bàn xã để giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Do đàn heo chi hội chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sản phẩm sạch, giá bán ổn định và hơn giá thị trường nên thực phẩm được tiêu thụ hết rất nhanh. Từ đó, Chi hội đã giải quyết được những khó khăn khi giá heo giảm, và duy trì đàn heo phát triển bình thường trong thời gian giá heo thấp.

Hiện nay, giá heo đang ở mức cao, Chi hội tiếp tục mạnh dạn đầu tư mua thêm heo nái giống mới, sinh sản tốt. Tổng đàn hiện nay có khoảng 80 con heo nái, 500 con heo thịt và heo con.

“Tính đến nay, toàn huyện có 12 chi hội nghề nghiệp với 138 hội viên, 24 tổ hội nghề nghiệp với 171 hội viên”, ông Dần nói.

Ngoài ra, huyện Lộc Ninh còn thực hiện tốt công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi, tổ hội nghề nghiệp theo định hướng phát triển thành các Tổ Hợp tác (THT), HTX, doanh nghiệp.

Tháng 8 vừa qua, HTX trang trại chăn nuôi Lộc An chính thức được thành lập, với số vốn ban đầu là 450 triệu đồng, do 10 thành viên góp vốn.

Ông Dần kể, thành viên HTX chủ yếu là các hộ chăn nuôi dê, bò và heo với tổng đàn khoảng 1.500 con. Ngành nghề hoạt động của HTX gồm 3 lĩnh vực: chăn nuôi các loại gia súc, cung ứng dịch vụ và thiết bị chăn nuôi.

HTX Lộc An phát triển lên từ chi Hội nghề nghiệp chăn nuôi gia súc do các thành viên tự nguyện hợp tác, tương trợ lẫn nhau nhằm tổ chức liên kết sản xuất. Đặc biệt, HTX sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Hiện nay, HTX đã có sản phẩm thịt và con giống chủ lực như: bò, dê, heo được mở rộng ra thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, toàn huyện Lộc Ninh còn có 3 chi hội nghề nghiệp phát triển lên thành HTX. Đó là chi hội chăn nuôi gia súc ấp Thạnh Biên ở xã Lộc Thạnh; chi hội trồng tiêu Lộc Quang và chi hội trồng dưa lưới xã Lộc Khánh; 1 tổ hội phát triển thành HTX đó là tổ hoa khô nghệ thuật xã Lộc Thịnh.

Liên kết là con đường tất yếu trong sản xuất, tiêu thụ

Ông Hoàng Ngọc Anh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh cho biết, với mục tiêu làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, Hội Nông dân luôn chú trọng việc vận động thành lập, ra mắt các THT, HTX, chi, tổ hội nghề nghiệp, sản xuất chuyên sâu trong nông nghiệp. Công tác này góp phần rất quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, đưa huyện Lộc Ninh về đích nông thôn mới đúng kế hoạch.

Cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân huyện còn tập trung khai thác các nguồn vốn; và ưu tiên cho các Chi, Tổ hội nghề nghiệp được vay từ nguồn vốn quỹ Hỗ trợ nông dân với tổng số tiền là hơn 10 tỷ  đồng

“Nguồn quỹ này do Hội quản lý, đã giải ngân cho 343 hộ vay phát triển kinh tế thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi; đa số các hộ được tiếp cận vốn sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả”, ông Ngọc Anh chia sẻ.

Theo ông Đào Trọng Phương – Trưởng Ban Kinh tế xã Hội, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây Bắc của tỉnh. Toàn huyện có dân số khoảng 120.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 20%. Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Lộc Ninh đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác, nhóm nông dân cùng sở thích, thành lập các Câu lạc bộ.

Các chi, tổ hội nghề nghiệp đi vào hoạt động phát huy hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa các hội viên khi có chung lợi ích, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo sức cạnh tranh hàng hóa ra thị trường.

Kết quả xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp đã tạo tiền đề quan trong để thành lập THT, HTX, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Trên quy mô toàn tỉnh, hội viên nông dân Bình Phước hiện nay có 92.738 hội viên; sinh hoạt tại 847 chi Hội Nông dân khu dân cư; 102 chi hội nghề nghiệp, 301 tổ hội nghề nghiệp; 112 HTX, 171 THT; 3 hội quán nông dân.

HTX cây trái Tà Thiết ở xã Lộc Thành (huyện Lộc Ninh) là một trong những HTX xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả do cán bộ, hội viên nông dân làm nòng cốt trong tổ chức. Ảnh: Viết Dần

HTX cây trái Tà Thiết ở xã Lộc Thành (huyện Lộc Ninh) là một trong những HTX xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả do cán bộ, hội viên nông dân làm nòng cốt trong tổ chức. Ảnh: Viết Dần

Theo ông Phương, kết quả hoạt động của các chi, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy được trí tuệ sáng tạo, nỗ lực của hội viên nông dân; giúp hội viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong chi, tổ hội, các thành viên thống nhất phương án sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí dịch vụ đầu vào để có giá thành cạnh tranh; các hội viên yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích, ông Phương chia sẻ.

Các cấp Hội cần coi trọng công tác tuyên truyền, vận động để hội viên nông dân hiểu rõ hơn con đường tất yếu là liên kết, hợp tác cùng nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. “Đồng thời tăng cường và thực hiện tốt công tác khen thưởng nhằm biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác có thành tích trong công tác xây dựng và củng cố tổ chức Hội”, ông Vinh đề nghị.

Theo ông Trần Văn Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, năm 2023, Bình Phước có 11 tập thể chi, tổ hội có thành tích xuất sắc trong phong trào Nông dân Bình Phước thi đua lao động, sản xuất, kinh doanh giỏi, chung tay xây dựng nông thôn mới. 11 tập thể này đã được UBND tỉnh tặng bằng khen.

“Riêng năm 2023, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước thành lập và ra mắt 111 chi, tổ hội nghề nghiệp nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028”, ông Vinh nói.

Tuy nhiên, ông Vinh cũng cho biết, công tác xây dựng và hoạt động của chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân cần tăng cường phối hợp với ngành chức năng để tư vấn, hỗ trợ nông dân xây dựng củng cố các chi, tổ hội nghề nghiệp; gắn với việc phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.

Hội Nông dân tỉnh Nghệ An với công tác xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp

Chi hội, tổ hội nghề nghiệp là hình thức tập hợp nông dân mang tính đột phá ở Nghệ An. Tham gia tổ hội nghề nghiệp, nông dân có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, tạo thành chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, cùng nhau làm giàu một cách chuyên nghiệp.

Trong thời gian quan, với những bước đi phù hợp, việc xây dựng, phát triển chi hội, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành công vượt mong đợi. Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã coi việc phát triển mô hình tổ chức hội theo nghề nghiệp là bước đột phá trong đổi mới phương thức tập hợp nông dân. Qua đó thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh của hội viên, nông dân. Hoạt động của các chi, tổ hội nghề nghiệp được tổ chức thường xuyên mang lại những hiệu quả thiết thực giúp nông dân cùng nhau làm giàu một cách chuyên nghiệp.

Từ những mô hình đầu tiên, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An đã có hơn 1000 chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động thường xuyên. Chi, tổ hội nghề nghiệp là nơi tập hợp những nông dân có cùng chung ngành nghề sản xuất. Ở đó họ chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, canh tác, sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời, nông dân cũng cùng nhau xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Tại huyện Thanh Chương, Hội Nông dân huyện Thanh Chương, đã chỉ đạo thành lập được 1 chi hội nghề nghiệp và 80 tổ hội nông dân nghề nghiệp. Ngay từ khi đi vào hoạt động, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Ông Bùi Xuân Quế – Tổ trưởng tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho biết, quá trình hoạt động của tổ hội rất hiệu quả. Ảnh: N.T

Điển hình như tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Từ bao đời nay, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, người dân xã Thanh Thủy phát triển đàn dê, tạo nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, các hộ dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, vì thế giá trị kinh tế không cao.

Từ khi tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê được thành lập, các gia đình cùng chăn nuôi dê được tập hợp, họ chia sẻ nhau từ kỹ thuật chọn giống, làm chuồng, chăm sóc đàn dê, phòng trừ dịch bệnh. Họ cùng nhau bàn giải pháp để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu dê của riêng xã Thanh Thủy và tìm đầu ra ổn định cho đàn dê.

Ông Bùi Xuân Quế – Tổ trưởng tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Thanh Thủy chia sẻ, “ban đầu mọi người chủ yếu nuôi dê bằng hình thức chăn thả, vừa tốn công lại hiệu quả không cao. Tôi và một số hộ gia đình bắt đầu xây dựng chuồng trại hiện đại, có lót đệm sinh học, nhờ vậy nuôi dê vừa nhàn mà hiệu quả cao. Từ đó, chúng tôi chia sẻ kỹ thuật xây dựng chuồng trại đến những hội viên khác. Thậm chí hỗ trợ, giúp đỡ thêm về vốn để những hội viên khác có thể xây dựng chuồng trại hiện đại”.

Mới đầu, người dân trong xã vẫn nói ông Quế “chơi sang” khi làm nhà tầng để cho dê ở. Nhưng khi hiệu quả được chứng minh, ông Quế chia sẻ kinh nghiệm đến các hội viên khác. Đến nay, nhiều hội viên của tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Thanh Thủy đã xây dựng được hệ thống chuồng trại hiện đại. Đồng thời các hội viên còn cùng nhau chia sẻ “mối hàng” từ đó đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, đầu ra cho đàn dê được đảm bảo hơn. Nhờ nuôi dê, nhiều gia đình hội viên của tổ hội nông dân nghề nghiệp đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Cũng tại huyện Thanh Chương, tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi chồn hương vừa được thành lập. Đây là một loài mới được người dân đưa về nuôi, nhiều hội viên chưa nắm vững kỹ thuật, thủ tục pháp lý. Khi tham gia tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi chồn hương, hội viên được tập huấn thêm về kỹ thuật, tiếp cận các nguồn vốn vay để xây dựng hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt đáp ứng nhu cầu thiết thực của những hội viên nuôi chồn hương thương phẩm về thủ tục pháp lý khi xuất bán chồn hương. Bên cạnh đó, các hội viên còn giúp nhau tìm nguồn giống đảm bảo, bao tiêu sản phẩm. Nhờ vậy, hội viên trong tổ hội yên tâm đầu tư để mở rộng quy mô chuồng trại. Đây cũng là một trong những mô hình có nhiều triển vọng mang lại giá trị cao, giúp hội viên làm giàu.

Sáng tạo, đoàn kết cùng nhau làm giàu

Trong thời gian qua, Hội Nông dân huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng chỉ đạo tích cực thành lập các tổ hội nông dân nghề nghiệp tại những địa phương có tiềm năng. Mới đây, tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi ốc bươu được thành lập ở xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ. Đây là một trong những địa phương có tiềm năng rất lớn về nuôi ốc bươu đen. Thời gian đầu, mạnh ai nấy làm, giá ốc bươu đen thương phẩm, chất lượng ốc bươu đen còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Từ khi tổ hội nông dân nghề nghiệp được thành lập các hội viên liên kết với nhau, đồng thời được tập huấn kỹ thuật, tham quan những mô hình năng suất cao từ đó có cách làm sáng tạo. Hội viên trong tổ hội hợp tác, cùng nhau mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng ốc bươu đen từ đó tăng giá trị sản phẩm. Từ đó, xây dựng thương hiệu ốc bươu đen xã Nghĩa Bình thành một trong những sản phẩm chủ lực giúp người dân nơi đây làm giàu.

Ông Nguyễn Thanh Phương – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Kỳ, Nghệ An chia sẻ: các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực gắn với nhu cầu đòi hỏi từ thực tế. Qua đó giúp cho các thành viên trong chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập. Đồng thời, phát triển bền vững thì các cấp hội cũng cần làm tốt vai trò kết nối và hỗ trợ phát triển các tổ hợp tác thành hợp tác gắn với hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân cũng như công tác dạy nghề của hội.

Tại huyện Yên Thành, Nghệ An nơi có hơn 45.000 hội viên Hội Nông dân. Trong đó có 15.700 hội viên đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong thời gian qua, Hội Nông dân huyện Yên Thành cũng đã thành lập được 50 tổ hội nông dân nghề nghiệp. Hoạt động của các tổ hội nông dân nghề nghiệp rất sôi nổi mang lại hiệu quả cao. Hội Nông dân huyện Yên Thành cũng hỗ trợ các tổ hội nông dân nghề nghiệp tổ chức những lớp tập huấn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế.

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã thành lập được 65 chi hội nông dân nghề nghiệp với 2.457 thành viên tham gia. Đồng thời thành lập được 1.134 tổ hội nông dân nghề nghiệp với 14.233 thành viên tham gia.

Sau khi thành lập, các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An hoạt động thường xuyên, sôi nổi với những hình thức phong phú, đa dạng. Khi tham gia chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp thu nhập của các hội viên đều được nâng lên. Chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp thực sự là nơi mà hội viên Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An tập hợp cùng nhau đi chung một hướng, giúp nhau làm giàu.

Nguồn baodanviet