bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh chủ lựcLà huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nông sản cũng – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh chủ lựcLà huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nông sản cũng

như truyền thống sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, huyện Chương Mỹ đã phát triển được nhiều sản phẩm OCOP chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh chủ lực - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội cùng lãnh đạo quận Long Biên thăm gian hàng mây tre đan của huyện Chương Mỹ – Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2019 đến nay, Thành phố đã đánh giá, phân hạng được 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm khoảng 22% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia và 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh của đại bộ phận người dân, nhất là các chủ thể; đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế ở nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân; thực hiện có hiệu quả các mục tiêu thuộc Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội.

Là địa phương tiêu biểu của Thủ đô về phát triển sản phẩm OCOP ở cả chiều rộng và chiều sâu, thời gian qua các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.

Ông Tống Văn Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho biết, Chương Mỹ là huyện cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, nằm liền kề với các quận nội thành, đây là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, như: Lương thực, rau quả, thịt các loại và các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề với hàng nghìn mã hàng được sản xuất với số lượng lớn đã được tiêu thụ và xuất khẩu. Đối với các sản phẩm nông sản có thế mạnh của huyện, như rau an toàn, nhãn chín muộn, bưởi Diễn, cam Canh… nhu cầu ngày càng tăng, đây là điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh đó, với lợi thế là huyện có dân số đông, số người trong độ tuổi lao động lớn và truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre giang đan, mộc) với 35 làng được công nhận là làng nghề, 175 làng có nghề/tổng số 208 thôn, làng của huyện với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, một số nước châu Âu chấp nhận, đây chính là tiềm năng, nền tảng của huyện để triển khai chương trình OCOP trên địa bàn huyện.

Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh chủ lực - Ảnh 2.

Sản phẩm mây tre đan của huyện Chương Mỹ được ưa chuộng trên thị trường.

Thực hiện Chương trình OCOP TP. Hà Nội, từ năm 2019 đến nay, hằng năm huyện Chương Mỹ đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trên địa bàn. Từ năm 2019 đến 2022, toàn huyện có 145 sản phẩm được UBND TP. Hà Nội phân hạng, cấp sao Chương trình OCOP. Đến nay tổng sản phẩm được công nhận OCOP của huyện còn hạn sử dụng sao là 115 sản phẩm, của 26 chủ thể tại 18 xã, thị trấn. Trong đó, có 35 sản phẩm 3 sao; 78 sản phẩm 4 sao; 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao;…

Năm 2023, phấn đấu có thêm 40 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định.

Theo Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ thế mạnh của huyện. Nghề mây tre giang đan phát triển mạnh nhất là xã Phú Nghĩa, với khoảng 90% số hộ làm nghề mây tre đan, hàng trăm tổ hợp, cơ sở sản xuất, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan. Ngoài Phú Nghĩa, huyện còn một số xã, như Trung Hòa, Đông Phương Yên, Trường Yên, Đông Sơn… cũng có nghề mây tre giang đan phát triển.

Với những thế mạnh, tiềm năng này, huyện Chương Mỹ có điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình OCOP. Theo đó, các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề đã không ngừng sáng tạo mẫu mã sản phẩm OCOP từ mây tre giang để tạo ra các sản phẩm thủ công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật. Hiện tại, sản phẩm OCOP mây tre đan Phú Vinh đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được yêu thích, đánh giá cao. Trong đó có nhiều sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao, như bộ đèn đan vảy rồng, bát bộ ba, khay để hoa quả…

Để thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển, huyện Chương Mỹ đã thành lập Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Đây chính là điều kiện, cơ sở để sản phẩm OCOP của huyện được mở rộng, quảng bá và giới thiệu đến với người tiêu dùng trong và ngoài huyện.

Theo ông Tống Văn Thái, trong thời gian tới, Chương Mỹ sẽ phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP. Đồng thời nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; 100% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP…

Đối với các xã phấn đấu được công nhận xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu các năm 2024-2025 chưa có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP rà soát các sản phẩm là tiềm năng, thế mạnh của xã, gửi đăng ký để khảo sát, lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng.

Nguồn baochinhphu.vn