bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Hỏi – Đáp về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Hỏi – Đáp về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

 

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển và hải đảo. Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sưu tầm các câu Hỏi – Đáp liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

 

Câu hỏi 1: Hãy cho biết mục tiêu, đối tượng của Tiểu dự án 1 “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 là gì?

Trả lời:

– Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.

– Đối tượng:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

+ Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Câu hỏi 2: Hãy cho biết nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 1 “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 là gì?

Trả lời: Nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 1 “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp”  thuộc Dự án 3 là:

+ Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;

+ Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;

+ Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.

Câu hỏi 3: Hãy cho biết mục tiêu, đối tượng của Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 là gì?

Trả lời:

– Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

– Đối tượng:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

+ Phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Câu hỏi 4: Hãy cho biết nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 là gì?

Trả lời: Nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng”  thuộc Dự án 3 là:

+ Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

+ Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).

Câu hỏi 5: Hãy cho biết mục tiêu, đối tượng của Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” thuộc Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 là như thế nào?

Trả lời:

– Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Đối tượng:

+ Người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp;

+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo;

+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Các bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án./.

Câu hỏi 6: Hãy cho biết dội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” thuộc Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 là gì?

Trả lời: Nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” thuộc Dự án 4  thuộc Dự án 4 như:

+ Về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo;

+ Xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp (gồm: tiêu chuẩn kỹ năng nghề; định mức kinh tế – kỹ thuật; quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm; giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước); phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo;

+ Khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo;

+ Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo;

+ Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp./.

 

Ban XDH Nguồn: ST