bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: CLB nông dân với pháp luật, “hóa giải” điểm nóng cơ sở (Bài 4) – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: CLB nông dân với pháp luật, “hóa giải” điểm nóng cơ sở (Bài 4)

 

Câu lạc bộ nông dân với pháp luật xã Lương An Trà: Chỗ dựa tin cậy cho hội viên, nông dân - Ảnh 2. Câu lạc bộ nông dân với pháp luật là một trong những mô hình tập hợp nông dân hiệu quả được các cấp Hội Nông dân Việt Nam tích cực hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn hoạt động trong những năm qua. Điển hình trong nhiều địa phương tổ chức tốt mô hình câu lạc bộ này là Hội Nông dân tỉnh An Giang và tỉnh Thái Nguyên…

Mô hình “Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật” đã giúp nâng cao hiệu quả, vai trò của các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong việc giám sát, phản biện xã hội, hoà giải các điểm nóng ở cơ sở và đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc tập hợp quần chúng nhân dân tham gia công tác hội.

Nâng cao vai trò của nông dân trong giám sát, phản biện xã hội

Những năm qua, công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó phải kể đến vai trò của Hội Nông dân trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao hiệu quả của công tác thi hành pháp luật cũng như tập hợp quần chúng tham gia công tác hội.

Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền việc thi hành pháp luật đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh. Điển hình như việc, các cấp Hội thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới cán bộ, hội viên nông dân thông qua việc lồng ghép tuyên truyền tại các hội nghị, cuộc họp cơ quan, đơn vị, sinh hoạt chi, tổ hội, tổ chức các hội thi về pháp luật và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Kết quả, trong 5 năm đã tổ chức được 23.845 buổi tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho trên 1,2 triệu lượt cán bộ, hội viên nông dân trong địa bàn toàn tỉnh.

Trong 5 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 149 lớp tập huấn, giám sát, phản biện xã hội, tập huấn kiến thức pháp luật về Luật khiếu nại, tố cáo, luật dân sự… cho 16.690 lượt cán bộ, hội viên nông dân.

Trong giai đoạn 2018 – 2023, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện 15 mô hình Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gắn với thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2016 đến nay, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã thành lập 21 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 866 thành viên. Trong số đó, có 4 câu lạc bộ được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ kinh phí thành lập với 124 thành viên gồm: Câu lạc bộ nông dân với pháp luật thị trấn Hương Sơn (huyện Phú Bình), câu lạc bộ nông dân với pháp luật xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai), câu lạc bộ nông dân với pháp luật xã Lục Ba (huyện Đại Từ), câu lạc bộ nông dân với pháp luật xã Phú Đình (huyện Định Hoá).

Trong 5 năm, các cấp hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức trợ giúp pháp lý được 1.714 cuộc cho 108.341 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.

Là địa phương phát huy hiệu quả mô hình Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, đến nay trên địa bàn TP.Phổ Yên có 2 Câu lạc bộ được thành lập tại phường Đông Cao và phường Tân Hương.

Ông Trần Văn Quản – Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Hương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật phường Tân Hương cho biết: Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật phường Tân Hương được thành lập vào tháng 8/2023 với 41 thành viên. Đến nay, đã có thêm 15 hội viên nông dân xin tham gia vào Câu lạc bộ.

Sau gần 3 tháng thành lập, Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật phường Tân Hương đã tổ chức hoà giải tại cơ sở được 8 vụ liên quan đến đất đai, tài sản hôn nhân gia đình, môi trường (trong đó cả 8 vụ đều thành công) và 8 cuộc sinh hoạt câu lạc bộ, thực hiện 4 cuộc tập huấn, tuyên truyền kiến thức và kỹ năng cho thành viên câu lạc bộ, hội viên nông dân tại UBND phường.

“Qua các buổi sinh hoạt đó đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên nông dân, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phát huy những kết quả đạt được, Hội Nông dân phường Tân Hương tiếp tục chỉ đạo các chi hội ở cơ sở tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia với câu lạc bộ để phát triển thêm thành viên mới”, ông Quản cho biết thêm.

Hiệu quả trong tập hợp quần chúng nhân dân

Đánh giá về hiệu quả của mô hình”Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật”, ông Tạ Hồng Hà – Chủ tịch Hội Nông dân TP.Phổ Yên cho biết: Trong năm 2023, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ Hội Nông dân TP.Phổ Yên thành lập được 1 câu lạc bộ nông dân với pháp luật tại phường Tân Hương, qua đó nhằm tuyên truyền giúp cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố và phường nắm bắt, hiểu biết về pháp luật, tránh được những khiếu kiện vượt cấp, trong đó có lĩnh vực đất đai, môi trường…

“Qua hai mô hình câu lạc bộ đã thành lập và phát huy được hiệu quả, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này, tạo sự lan toả để đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho hội viên, nông dân trên địa bàn thành phố nắm bắt, hiểu được pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ những hiệu quả của mô hình này mang lại đã giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, góp phần xây dựng và phát triển số lượng hội viên, nông dân trên địa bàn ngày càng vững mạnh hơn”, ông Hà nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hà, trong năm 2023, Hội Nông dân TP.Phổ Yên đã tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và kiện toàn tổ chức hội trong nhiệm kỳ mới. Trong đó, Hội Nông dân TP.Phổ Yên đã phát triển được 159 hội viên, đạt 106% chỉ tiêu so với kế hoạch tỉnh giao. Đây chính là tiền đề cho những năm tiếp theo để Hội Nông dân TP.Phổ Yên phát triển và nhân rộng số lượng hội viên, giúp tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Nhờ hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ nông dân với pháp luật đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua. Trong nhiệm kỳ 2018 – 2023, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã kết nạp mới 19.473 hội viên, nâng tổng số hội viên, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh lên 163.906 hội viên, với 178 cơ sở Hội và 2.114 chi hội. Trong đó, Hội Nông dân huyện Phú Bình là đơn vị làm tốt nhất công tác phát triển hội viên, với việc kết nạp thêm 2.838 hội viên trong nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Từ việc làm tốt công tác phát triển hội viên mà công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng được đẩy mạnh, thể hiện rõ vai trò nòng cốt của nông dân trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương.

Câu lạc bộ nông dân với pháp luật được nông dân tin tưởng

Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên, nông dân; đưa ra những ý kiến hài hoà, phù hợp, giúp hoà giải những hiểu nhầm, mâu thuẫn, giữ hoà thuận tình làng nghĩa xóm… Câu lạc bộ nông dân với pháp luật Hội Nông dân xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được hội viên, nông dân tin tưởng tìm đến mỗi khi gặp khó khăn.

Câu lạc bộ (CLB) nông dân với pháp luật Hội Nông dân xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được thành lập vào năm 2019, với 30 thành viên, trong đó Ban chấp hành Hội Nông dân xã có 13 người và các thành viên khác thuộc các ngành tư pháp, hộ tịch, phụ nữ, thanh niên, người cao tuổi… Ban Chủ nhiệm CLB có 4 người, ông Nguyễn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã làm Chủ nhiệm CLB.

Ông Nguyễn Đông cho biết, ngay sau khi thành lập CLB được Hội Nông dân tỉnh tập huấn kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng hòa giải; tặng tủ sách pháp luật với gần 100 đầu sách, tài liệu pháp luật cơ bản liên quan.

Quy chế hoạt động của CLB là sinh hoạt xoay vòng mỗi tháng tại một ấp, nội dung sinh hoạt là những Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hiện hành; điều luật mới ban hành… và lồng ghép sinh hoạt kỹ thuật nuôi trồng liên quan trực tiếp đến bà con nông dân từng ấp.

“Thời gian gần đây CLB đẩy mạnh tuyên truyền Luật HTX. Hiện xã có 3 HTX nhưng chỉ có 1 HTX hoạt động hiệu quả, nên CLB đẩy mạnh tuyên truyền để bà con hiểu ý nghĩa, quyền lợi để tham gia hoạt động HTX hiệu quả, đúng luật”- ông Nguyễn Đông nói.

Chính vì sinh hoạt thường xuyên, đều độ nên ở cơ sở hễ có chuyện xảy ra, như: tranh chấp hợp đồng mua bán với thương lái, công ty; hiểu nhầm, bất hòa với lối xóm; tranh chấp đất đai với láng giềng; gia đình bất hoà… bà con hội viên, nông dân đều gọi trực tiếp cho Chủ tịch Hội Nông dân xã, Chủ nhiệm CLB để nhờ hỗ trợ.

“Ngoài là thành viên hòa giải các vụ việc do UBND xã tiếp nhận, tôi thường xuyên tiếp nhận điện thoại của hội viên, nông dân trao đổi trực tiếp. Đối với các vụ việc nhỏ tôi sẽ liên hệ với ấp xuống hòa giải trực tiếp, còn những vụ việc lớn, phức tạp tôi sẽ báo cáo lên lãnh UBND xã để xin ý kiến và cùng các thành viên CLB có liên quan trực tiếp đi hòa giải”- ông Đông chia sẻ

Gần 5 năm thành lập CLB Nông dân với pháp luật Hội Nông dân xã Lương An Trà đã hòa giải, tư vấn hàng trăm vụ, bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên, nông dân; đưa ra những ý kiến hài hoà, phù hợp, giúp hòa giải những hiểu nhầm, mâu thuẫn, giữ hòa thuận tình làng nghĩa xóm… Qua đó CLB, đặc biệt là Hội Nông dân xã được bà con hội viên, nông dân ngày càng tin tưởng, vai trò của Hội ngày càng được nâng lên, qua đó góp phần vận động hiệu quả các phong trào hoạt động của Hội cũng như của địa phương.

Ông Huỳnh Trúc Linh (hội viên nông dân ấp Phú Long), cho biết: “Nhờ CLB và chú Đông mà vụ lúa vừa qua tôi bán lúa được giá, có lời”.

Theo ông Linh cho biết, vụ lúa hè thu vừa rồi ông có ký hợp đồng với một công ty bán lúa với giá 8.000 đồng/kg, nhưng bất ngờ giai đoạn lúa chín giá lúa lại tăng cao, ông Linh yêu cầu công ty tăng giá lên 8.500 đồng/kg nhưng công ty không đồng ý nên hai bên xảy ra tranh chấp hợp đồng.

“Lúc đó tôi gọi cho chú Đông trao đổi, sau đó chú Đông cùng một số cán bộ khác của xã xuống trao đổi với tôi và phía công ty, cuối cùng cả hai bên thống nhất giá lúa 8.250 đồng/kg. Nhờ các chú phân tích, hòa giải mà tôi với công ty vui vẻ cam kết ký hợp đồng tiếp tục vụ lúa sau”- ông Linh chia sẻ.

Còn trường hợp ông Nguyễn Văn Tuấn (ấp Cây Gòn), chia sẻ lại câu chuyện của mình: Nhờ Hội Nông dân xã và các thành viên CLB mà quyền lợi của ông được bảo vệ chính đáng.

Mới đây ông sang một đại lý thuốc BVTV tại tỉnh Đồng Tháp mua 5 chai thuốc dưỡng cây lúa về xịt dưỡng cho 40 công lúa của gia đình mình. Nhưng trong số 5 chai thuốc trên có 1 chai thuốc xịt sau 3 ngày lúa ông bị cháy lá. Phát hiện vụ việc ông liền gọi điện cho ông Nguyễn Đông nhờ hỗ trợ.

Ngay khi nắm vụ việc ông Đông đã xuống đồng của ông Tuấn thăm đồng và báo cáo ngay cho đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phân công cán bộ chuyên môn phối hợp giải quyết. Sau khi có xác nhận của cán bộ chuyên môn, công ty cung cấp thuốc và đại lý thống nhất bồi thường cho ông Tuấn số tiền 32 triệu đồng.

Ông Bùi Thanh Tùng – Phó Bí thư Đảng ủy xã Lương An Trà, nhận xét: “Từ lúc thành lập đến nay CLB Nông dân với pháp luật xã Lương An Trà đã phát huy hiệu quả công tác hỗ trợ pháp luật, hòa giải địa phương, giúp bà con có kiến thức pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho bà con.

Qua đó vai trò của Hội Nông dân xã nói riêng, cấp uỷ, chính quyền địa phương nói chung ngày càng được nâng lên, góp phần tích cực công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động của địa phương, nhất là phong trào xây dựng xã nông thôn mới nâng cao hiện nay”.

Gia Lai: CLB nông dân với pháp luật là cầu nối giữa chính quyền với hội viên nông dân

Kể từ khi ra đời, CLB Nông dân với pháp luật xã Ia Pal (huyện Chư Sê, Gia Lai) đã phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hội viên, nông dân; phối hợp với chính quyền trong việc giải quyết khiếu nại, hòa giải tại cơ sở.

Xã Ia Pal thuộc huyện Chư Sê của tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 5 thôn làng với 1.529 hộ, 6110 nhân khẩu và đời sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Toàn xã có 5 chi hội nghề nghiệp với tổng cộng 984 hội viên nông dân.

Chính vì sản xuất nông nghiệp nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân nơi đây còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân diễn biến phức tạp.

Trước tình hình đó, vào tháng 4/2022, CLB Nông dân với pháp luật xã Ia Pal đã ra đời với tổng cộng 50 thành viên do Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ nhiệm và Chủ tịch Hội Nông dân xã làm Phó Chủ nhiệm.

Ông Nguyễn Văn Nghiêm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pal, Phó Chủ nhiệm CLB cho biết, ngay từ khi mới thành lập, CLB đã xây dựng quy chế hoạt động và duy trì sinh hoạt định kỳ theo 1 tháng 1 lần. Nội dung sinh hoạt chủ yếu về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của nông dân như: hôn nhân và gia đình, đất đai, nông nghiệp nông dân nông thôn…

Ngoài ra, CLB cũng đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp, các ngành chức năng, đoàn thể tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các hội nghị, hội thi, hội thao. Bên cạnh các cuộc sinh hoạt, các buổi tuyên truyền thì ban chủ nhiệm còn tăng cường đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hội viên để kịp thời tư vấn, giải quyết đúng theo quy định. Từ đó để cho CLB hoạt động hiệu quả hơn.

Anh Rah Lan Tháo (Trưởng thôn Ia Pết, xã Ia Pal, thành viên của CLB) cho biết, khi được tham gia các buổi tuyên truyền về các chính sách, pháp luật của Nhà nước, anh đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để về tuyên truyền cho người dân trong thôn. Từ đó, giúp bà con ý thức chấp hành pháp luật và không để các đối tượng xấu xúi giục, lôi kéo. “Đây là một mô hình rất hay, ý nghĩa”, anh Tháo khẳng định.

Còn anh Siu Yít (trú tại thôn Tào Roòng, xã Ia Pal) bộc bạch: “Thông qua buổi sinh hoạt của CLB, chúng tôi có cơ hội được giải đáp và tư vấn miễn phí những thắc mắc của mình về các vấn đề liên quan đến pháp luật, từ đó chúng tôi biết nên và không nên làm gì để không vi phạm pháp luật. Đồng thời, CLB còn giúp chúng tôi tiếp cận được các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế. Đồng thời, CLB giúp người dân được tiếp cận các chương trình, dự án tại địa phương, từ đó tuyên truyền để bà con hiểu, hưởng ứng”.

Phối hợp cùng chính quyền hòa giải ở cơ sở

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật đến hội viên nông dân thì CLB Nông dân với pháp luật xã Ia Pal còn làm tốt vai trò phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giải quyết các đơn thư khiến nại, tố cáo và hòa giải từ cơ sở.

Kể từ khi thành lập đến này, CLB đã phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức hòa giải được 18 vụ việc, chủ yếu liên quan đến tranh chấp đất đai. Mới đây nhất ngày 4/11, CLB đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hòa giải mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa gia đình anh Dương Mạnh Dũng (trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) và gia đình ông Văn Ngọc Đồng (trú tại xã Ia Pal, huyện Chư Sê).

Sau khi nhận được thông tin vụ việc, CLB phối hợp với chính quyền tìm, nguyên nhân vụ việc. Đồng thời, gặp gỡ tư vấn, trợ giúp pháp lý để các bên hiểu biết thêm về pháp luật. Nhờ sự kiên trì, thuyết phục của tổ công tác thì tình trạng tranh chấp đất đã được giải quyết ổn thỏa.

Ông Nguyễn Văn Nghiêm khẳng định, kể từ khi CLB thành lập, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân trong xã đã được nâng cao, tình trạng hội viên nông dân vi phạm pháp luật đã được hạn chế. Qua đó, góp phần triển khai có quả công tác Hội và các phong trào nông dân tại xã; góp phần giữ vững an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

“Thời gian tới, CLB Nông dân với pháp luật xã Ia Pal sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, thường xuyên nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật ở địa bàn dân cư và những kiến nghị, thắc mắc của nông dân; phối hợp với các ban, ngành tham gia thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn ngay tại cơ sở, tạo sự đồng thuận trong người dân”, ông Nghiêm nói.