bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Cán bộ suy thoái: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”

VOV.VN – Vì sao có những đảng viên, quan chức khởi đầu có tâm, có đức, có tài, nhưng lại dần tự suy thoái, biến chất, ích kỉ, nhỏ nhen, tư lợi.

“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dẫn lại câu thơ Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du để nhắn nhủ mỗi đảng viên trong cuộc gặp mặt các đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác nhân 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ diễn ra tuần qua.

Người đứng đầu Đảng ta khẳng định, để phát huy vai trò tiên phong, mỗi đảng viên phải có 2 điều quan trọng là đức và tài. Đức đi đôi với tài nhưng đức phải là gốc, đức phải trước tiên. Người không có tài thì không làm được việc gì, nhưng có tài mà không có đức thì phá cả cách mạng.

can bo suy thoai: chu tam kia moi bang ba chu tai hinh 1
Ảnh minh họa

Lời nhắc nhở này càng mang tính thời sự hơn khi thời gian qua, nhiều cán bộ đảng viên suy thoái đạo đức, xa rời mục đích, lý tưởng của Đảng, gây họa cho đất nước, cho nhân dân, đến mức phải bị kỷ luật Đảng và xử lý hình sự.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, bởi vì “đạo đức là gốc của người cách mạng”. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong Di chúc thiêng liêng, điều đầu tiên Bác dặn cũng là về Đảng, Đảng phải tiên phong gương mẫu.

Đáng tiếc, trong thời gian qua, trong khi đa số cán bộ đảng viên thấm nhuần và hiện thực hóa lời dạy của Người trong thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình, thì có một bộ phận suy thoái tự đánh mất mình. Có người mới có chức có quyền là “đè đầu cưỡi cổ” nhân dân; có người chưa làm được gì đã nghĩ đến “chấm mút”, thậm chí ăn không từ một thứ gì của dân. Có cán bộ nói một đằng, làm một nẻo. Có cán bộ bề ngoài liêm chính, lên cơ quan, ra công chúng ăn vận giản dị, chỉ đạo cần, kiệm, mà ra khỏi cơ quan là tiêu sài hoang phí, nhà ở biệt phủ này, biệt thự kia; vợ, con thì lập doanh nghiệp “tác oai tác quái” lĩnh vực, ngành mình quản lý ….

Hậu quả là công sản bị thất thoát, bị bòn rút; có dự án cả nghìn tỷ, chục nghìn tỷ đồng bị đầu tư dang dở với công nghệ lạc hậu, bỏ đi thì không được, đầu tư tiếp thì không biết ngày nào hoàn thành; có công trình, dự án thì để hoang hóa, thành đống sắt vụn, gây bức xúc trong nhân dân.

Hậu quả đau lòng đã thấy rõ. Không ít cán bộ đã tự đưa chân mình vào “lò lửa”. Không chỉ bị thi hành kỷ luật mà còn vướng vòng lao lý, tài sản phi pháp bị thu hồi, gia đình người thân tủi hổ, đồng nghiệp cơ quan xa lánh, nhân dân khinh ghét.

Câu hỏi đặt ra là vì sao có những đảng viên, quan chức khởi đầu có tâm, có đức, có tài, nhưng lại dần tự suy thoái, biến chất, ích kỉ, nhỏ nhen, tư lợi mà bê trễ việc công, buông lỏng quản lý, đục khoét công sản, làm những điều phi pháp? Đó phải chăng khi được tổ chức tín nhiệm phân công vào một vị trí lãnh đạo, họ đã ngộ nhận về chức, quyền của mình mà coi nhẹ ý thức về trách nhiệm, về sự cống hiến như tôn chỉ mục đích của Đảng: chức càng cao, nhiệm vụ càng nặng nề, hy sinh cá nhân càng cần phải lớn hơn?

Đó còn là hậu quả của một thời gian dài kỷ luật Đảng không được thực thi nghiêm minh, quyền lực không được giám sát chặt chẽ, khiến một bộ phận cán bộ càng tự tung, tự tác.

Đức và Tài đòi hỏi mỗi cán bộ, lãnh đạo phải thường xuyên tự soi, tự sửa thì đức mới ngày càng sáng, tài năng mới đóng góp cho xã hội, cho đất nước.  Ngược lại, tự kiêu, ngạo mạn, xa rời lý tưởng cách mạng thì sẽ sớm suy thoái, biến chất và gây họa cho tổ chức, cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường kiểm tra, giám sát thực chất của tổ chức đảng cấp trên với tổ chức cấp dưới, cụ thể hóa cơ chế giám sát của nhân dân với từng cá nhân, đơn vị.

Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định, “trống đã đánh phải đánh liên hồi” khi nói về cuộc chiến chống tham nhũng, chống quan liêu, chống suy thoái hiện nay. Quyền lực phải được kiểm soát và giám sát. Chỉ khi đó, mỗi cán bộ, đảng viên mới có động lực thúc ép mình thường xuyên tu dưỡng, đức sẽ được bồi đắp, tâm sẽ thêm sáng.

Khi từng cán bộ đảng viên thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn lấy đức làm trọng, lấy tài năng để phụng sự thì Đảng ta sẽ thực sự là đạo đức, là văn minh, là đất nước được phát triển hùng cường, là nhân dân được ấm no, giàu có và hạnh phúc.

Không ai biết mình bằng chính mình. Mỗi lãnh đạo, cán bộ, đảng viên luôn biết mình đang ở đâu, đã từng tham – sân – si lúc nào, sai phạm ra sao, nặng hay nhẹ để tự sửa chữa, gột rửa; Mỗi đảng viên hãy luôn nhớ lại khoảnh khắc giơ nắm tay tuyên thệ trước lá cờ Đảng là: tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng cả Đảng; có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực, để tự soi lại mình, tự nhắc nhở mình, tự cảnh tỉnh mình, trước khi tổ chức “sờ gáy”./.

PHƯỚC TẤN (Theo VOV.VN)

“Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”

VOV.VN – Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến”.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 1 trong 5 tác phẩm tiêu biểu được xếp hạng là bảo vật quốc gia, có giá trị lý luận và thực tiễn không chỉ cho giai đoạn cách mạng đã qua, mà còn cho cả những chặng đường sắp tới của cách mạng Việt Nam.

Một trong những lời căn dặn tâm huyết của Người thể hiện sâu sắc trong bản Di chúc của đó là vấn đề đạo đức cách mạng. Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

50 nam di chuc bac ho: "quan chung chi quy men nhung nguoi co tu cach, dao duc" hinh 1

Ông Đỗ Hoàng Linh – Phó Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Ông Đỗ Hoàng Linh – Phó Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định về tư cách của Đảng cầm quyền, trong đó nền tảng là đạo đức của đảng viên.

Người nói, muốn gánh vác được trách nhiệm của một Đảng cầm quyền, đảng viên cần có đạo đức cách mạng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Nói và làm nhất quán, cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức về hai chữ “cộng sản”, luôn gìn giữ đạo đức cao đẹp, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và dùng 8 chữ đó để giáo dục cán bộ, nhân dân.

Đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người rất sâu sắc, toàn diện và mang tính thiết thực, tuy ở mỗi giai đoạn lịch sử, tùy theo yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp cách mạng, những tiêu chí của đạo đức được bổ sung thêm, nhưng nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng không thay đổi.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã đưa ra nhiều giải pháp để giữ vững vai trò tiên phong lãnh đạo, trong đó nhấn mạnh vấn đề đạo đức. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII ra Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và kể từ đó đến nay, cuộc chiến đấu chống tiêu cực, tham ô, lãng phí, quan liêu, thoái hóa trong tổ chức Đảng diễn ra quyết liệt, nóng hổi, đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, làm cho quần chúng nhân dân hồ hởi, phấn khởi, ủng hộ, dõi theo từng ngày và qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Theo GS Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, cần- kiệm- liêm- chính là 4 chuẩn mực của đạo đức cách mạng, mà sinh thời, Bác nhấn mạnh phải có 4 đức mới là người, thiếu 1 đức thì không thành người.

50 nam di chuc bac ho: "quan chung chi quy men nhung nguoi co tu cach, dao duc" hinh 2
GS Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương.

Hiện nay, chúng ta đang ra sức xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống lại tất cả những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, việc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính càng đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

GS Hoàng Chí Bảo cho rằng, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ hiện nay phải biến thành nhu cầu, tình cảm, tư tưởng của mỗi người, của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan. Tức là biến việc học tập, làm theo Bác như một nhu cầu văn hóa, yếu tố tự giác của mỗi người, thúc đẩy nội tâm bên trong của mỗi con người. Học tập, làm theo Bác là học tư tưởng chứ không chỉ riêng đạo đức và tấm gương đạo đức.

“Hãy học Bác ở phương châm “nói đi đôi với làm”, nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động, một tấm gương sống còn quý hơn cả trăm bài diễn văn” – GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, lịch sử nhân loại đã chứng minh những giá trị bất hủ trường tồn cùng thời gian, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong trường hợp này, không chỉ có giá trị về lý luận mà còn có giá trị thực tiễn.

Nhìn vào lịch sử văn hóa nhân loại cho thấy, những tác phẩm kinh diển của Mác, Angghen và Lenin cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị sống động. Với bản Di chúc, soi rọi với thực tiễn đất nước ta với nhiều vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay, dù đã trải qua 50 năm nhưng bản Di chúc vẫn giàu tính thực tiễn, không bị mờ phai trong đà tiến như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.

PHƯỚC TẤN (Theo VOV.VN)