bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

NGHỊ QUYẾT Số 05 – NQ/HNDTW – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

NGHỊ QUYẾT Số 05 – NQ/HNDTW

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*

Số 05 – NQ/HNDTW

 

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Hội (khoá VII)

về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam

 

I. TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN

1. Tình hình

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư về Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020; Kết luận số 62 – KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; Nghị quyết số 25 – NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Chỉ thị số 49 – CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động bằng các phong trào thi đua mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, tạo được sự hấp dẫn thu hút nông dân gia nhập Hội, với hơn 10 triệu hội viên gắn bó với Hội. Công tác vận động, tập hợp, phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên nông dân luôn được chú trọng, củng cố, phát triển; hình thức tập hợp ngày càng đa dạng, phong phú như chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp, tổ đoàn kết tương trợ, tổ, nhóm vay vốn, các loại hình câu lạc bộ theo nghề nghiệp, sở thích, địa bàn….

Chất lượng hội viên đã được nâng lên về nhận thức chính trị, pháp luật, trình độ sản xuất, kinh doanh, tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Hàng chục ngàn hội viên nông dân điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới và xây dựng Hội.

Hội viên nông dân Việt Nam thực sự là lực lượng chủ đạo tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng Hội và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện có hiệu quả các phong trào cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào những thành tựu về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao vị thế của đất nước.

Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, còn một số cấp Hội và tổ chức cơ sở Hội chưa nhận thức đầy đủ về công tác vận động, tập hợp, quản lý hội viên nông dân; chất lượng hội viên còn hạn chế, chưa đồng đều và trình độ ngành nghề về sản xuất nông nghiệp hàng hóa rất hạn chế; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo, dạy nghề từ 03 tháng trở lên có bằng, chứng chỉ rất thấp.

Số lượng hội viên đang có xu hướng giảm dần và già hóa do quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp về thành thị, sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ hội viên còn thấp so với tổng số hộ ở nông thôn và hộ nông dân. Một số nơi công tác quản lý hội viên còn lỏng lẻo nhất là những hội viên đi làm ăn xa, hội viên vào làm công nhân trong các khu công nghiệp… Nhiều nơi tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt chưa đều và thiếu sự gắn bó với tổ chức Hội. Một bộ phận hội viên nông dân chưa quan tâm tình hình chính trị – xã hội của đất nước và chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động của Hội tổ chức; một số còn dễ bị các đối tượng xấu và thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động, vi phạm pháp luật.

Việc tập hợp và phát triển hội viên, nông dân ở những vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, vùng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, ngành nghề, vùng sâu, vùng xa, trong các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn còn khó khăn, lúng túng và đang đứng trước những thách thức mới; đối tượng kết nạp vào Hội chưa được mở rộng.

2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan: Nội dung, phương thức hoạt động Hội ở nhiều nơi còn chậm đổi mới và bất cập so với thực tiễn, chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân; nội dung sinh hoạt chưa đổi mới, hình thức tập hợp nông dân còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn; chưa thường xuyên nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân và quan tâm tổ chức các hoạt động tư vấn, đào tạo nghề, dịch vụ, hỗ trợ nông dân để nâng cao chất lượng hội viên và phát triển hội viên mới. Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng hội viên vùng dân tộc, miền núi, biên giới, bãi ngang ven biển chưa thực sự được chú trọng quan tâm đúng mức. Chế độ phụ cấp chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm của cán bộ chi Hội, tổ Hội.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết thực tiễn, việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận cán bộ Hội nhất là cán bộ cơ sở Hội, chi Hội, tổ Hội chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên, nông dân và tổ chức thực hiện; chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng làm công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên, nông dân trước sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình nông nghiệp, nông thôn cũng như hội nhập khu vực và thế giới.

Trước những yêu cầu mới của thực tiễn đặt ra việc tăng cường phát triển hội viên, quản lý, nâng cao chất lượng hội viên là vấn đề cần thiết nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Nông dân Việt Nam.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác xây dựng tổ chức hội của các cấp Hội, là vấn đề cốt lõi để xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, góp phần giữ vững, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và phải đặt trong điều kiện cụ thể, toàn diện, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và xu thế hội nhập sâu rộng.

Phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên nông dân phải gắn với xây dựng mẫu hình người nông dân mới giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; biết giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hợp tác và giúp đỡ nhau; có trình độ học vấn và kiến thức khoa học – kỹ thuật tiên tiến; ý chí quyết tâm, phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng; biết kết hợp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lao động cần cù và sáng tạo, trọng nghĩa tình, kiên nhẫn và kiên cường.

Xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh là cơ sở mấu chốt để mở rộng vận động, tập hợp, thu hút hội viên, nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên vào tổ chức hội. Mở rộng thành phần, đối tượng hội viên là các chủ trang trại, giám đốc các doanh nghiệp, các hợp tác xã phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các nhà khoa học, các học sinh phổ thông trung học, sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp… là nhân tố quan trọng phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, trí thức hóa nông dân, văn minh hóa, hiện đại hóa nông thôn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng lực lượng hội viên nông dân có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp; phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên; nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật và kỹ năng tham gia thị trường, tự chủ và chủ động trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của hội viên nông dân; phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, quyết tâm vươn lên làm giàu cho cho gia đình, quê hương, đất nước.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội và đa dạng các hình thức sinh hoạt chi Hội, tổ Hội gắn tuyên truyền, tập hợp, đoàn kết nông dân với nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, dạy nghề, tạo việc làm giúp nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên nông dân. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, bức xúc của hội viên nông dân để kiến nghị với Đảng, Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho nông dân; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân.

Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút, kết nạp hội viên. Đẩy mạnh phát triển hội viên, chú trọng phát triển hội viên là ngư dân, diêm dân, dân tộc thiểu số, nông dân vùng có đạo; mở rộng đối tượng kết nạp là giám đốc hợp tác xã/chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã, các doanh nhân nông nghiệp, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, trí thực trẻ là con em nông dân.

Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định về công tác quản lý hội viên nhằm nâng cao chất lượng hội viên và chất lượng hoạt động của cơ sở Hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2023

100% cán bộ, hội viên nông dân được tuyên truyền, phổ biến, học tập về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Hội Nông dân.

– Hằng năm kết nạp được 240.000 hội viên mới trở lên.

– Tỉ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thường kỳ và các hoạt động của Hội đạt 80% trở lên.

– Có 85% hội viên nông dân trở lên được tiếp cận và tham dự các lớp tập huấn về những kiến thức cần thiết, về thông tin, thị trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và các vấn đề về văn hóa, xã hội…

– 100% cơ sở Hội, chi Hội, tổ Hội có đầy đủ sổ sách quản lý, theo dõi, cập nhật tình hình hội viên theo hướng dẫn của Trung ương Hội; 100% hội viên nông dân được phát thẻ hội viên.

Phấn đấu đến năm 2023, 100% Hội Nông dân cấp huyện, tỉnh, trung ương và trên 50% cơ sở Hội thực hiện kết nối phần mềm quản lý hội viên.

– Hằng năm có từ 3,5 triệu hội viên nông dân trở lên đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp; 100% cơ sở hội giới thiệu được hội viên nông dân ưu tú cho các cấp ủy xem xét kết nạp vào Đảng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong cán bộ, hội viên, nông dân

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp Hội, của cán bộ, hội viên nông dân về công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên trong tình hình hiện nay là để phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam và xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, hội viên nông dân những vấn đề mới, để hội viên nông dân đều được thông tin và nắm bắt đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Hội, chỉ thị, nghị quyết của Hội; về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác dân tộc, tôn giáo và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra với công tác Hội và phong trào nông dân. Phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, tiêu biểu trong hội viên, cán bộ chi Hội, tổ Hội để tuyên truyền, giới thiệu hoạt động của Hội, định hướng thông tin, nhận thức cho hội viên nông dân.

Thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05 – CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII. Giáo dục lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, của Hội; truyền thống văn hóa, văn hiến; truyền thống đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc cho cán bộ, hội viên, nông dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân học tập nâng cao kiến thức về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập nhằm phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Tuyên truyền, giáo dục cho hội viên nông dân nhận thức sâu sắc hơn về vai trò chủ thể của giai cấp nông dân, về Đảng, về tổ chức Hội; củng cố niềm tin, tạo sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên, nông dân góp phần xây dựng và hình thành mẫu hình người nông dân thế hệ mới trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thông qua các buổi sinh hoạt chi Hội, tổ Hội, các câu lạc bộ, các hội thi, hội thảo, các phong trào, các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội do Hội thực hiện, các hoạt động văn hóa, xã hội…thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí nông thôn mới, Trung tâm Thông tin về sản xuất và tiêu thụ nông sản, Bản tin công tác Hội của Hội Nông dân tỉnh, thành phố và tuyên truyền miệng.

Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên ở các cấp Hội đủ sức để truyền đạt các chủ trương đến với hội viên nông dân một cách chính xác, sinh động; đồng thời, tập hợp phản ánh đầy đủ tâm tư nguyện vọng của hội viên nông dân với Đảng, Nhà nước và các cấp Hội.

2. Đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp hội viên, nông dân; mở rộng đối tượng phát triển hội viên

Mỗi cấp Hội cần chủ động cụ thể hóa các nội dung, hình thức, mô hình hoạt động, tập hợp hội viên, nông dân theo hướng phù hợp với từng đối tượng ngành nghề, nhu cầu, từng vùng miền và điều kiện cụ thể của từng địa phương theo phương châm “Hội mạnh – Hội rộng – Hội viên tiêu biểu” như các phong trào, các cuộc vận động, các chương trình, dự án, công trình của Hội, các hình thức hỗ trợ nông dân. Đề cao vai trò chủ động của cơ sở Hội, chi Hội, tổ Hội; tạo môi trường thuận lợi và nâng cao tính tự giác của hội viên trong sinh hoạt và các hoạt động của tổ chức Hội. Khuyến khích cơ sở Hội sử dụng nhiều cách thức đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động Hội phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay cũng như đề cao sự sáng tạo của các cấp Hội.

Mở rộng và đẩy mạnh phát triển mô hình chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp theo tiêu chí 5 cùng: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi nhằm thu hút, tập hợp được đông đảo hội viên, nông dân, tạo sự gắn bó mật thiết của hội viên đối với tổ chức Hội.

Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân, nâng cao vị thế của tổ chức Hội để vận động, thu hút nông dân vào Hội.

Tích cực tuyên truyền, vận động kết nạp hội viên là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ, nhà khoa học, doanh nhân đã và đang công tác, học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát huy trí tuệ, vai trò, sự đóng góp của nhà khoa học, trí thức trẻ, sinh viên trong công tác nghiên cứu và triển khai các dự án, đề án của Hội nhằm từng bước thực hiện “Trí thức hóa nông dân” góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.

Tập trung xây dựng thế hệ hội viên nông dân mới trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp với bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước, đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, tiên phong trong hành động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh, có sức khỏe tốt và khát vọng vươn lên. Hình thành nhanh những hộ nông dân giàu có với trình độ học vấn cao, đó là những hội viên xuất sắc về phẩm chất đạo đức, về trình độ học vấn và trình độ kết nối thông tin, sản xuất, tiêu thụ…

3. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi Hội, tổ Hội; nâng cao chất lượng công tác quản lý hội viên

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi Hội, tổ Hội. Chú trọng tổ chức sinh hoạt chi Hội, tổ Hội theo chuyên đề về phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, thời tiết, dịch, bệnh, văn hóa, xã hội, môi trường…

Tăng cường tổ chức cho hội viên nông dân học tập kinh nghiệm hoạt động, mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn ngay tại xã, huyện, trong tỉnh; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, về các vấn đề nông dân quan tâm.

Nghiên cứu xây dựng nội dung và hình thức về tổ chức sinh hoạt chi Hội, tổ Hội định kỳ và chuyên đề; định hướng, biên soạn các chủ đề và nội dung sinh hoạt phù hợp với từng địa bàn, địa phương; tổ chức các buổi sinh hoạt chi Hội, tổ Hội mẫu để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, nhất là cán bộ chi Hội, tổ Hội đặc biệt là chất lượng chính trị, tính tiên phong gương mẫu, tâm huyết và uy tín cá nhân, có khả năng quy tụ đối với hội viên, nông dân.

Thực hiện tốt công tác quản lý hội viên về chính trị, tư tưởng và sinh hoạt, hoạt động. Chủ động nắm bắt tình hình hội viên, nông dân, nắm chắc tình hình tư tưởng, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Đảm bảo quy trình, thủ tục kết nạp hội viên theo hướng trang trọng và ý nghĩa chính trị sâu sắc; thực hiện nghiêm túc quy định của Điều lệ Hội về nhiệm vụ, quyền lợi của người hội viên.

Thực hiện rà soát nắm chắc số lượng hội viên để khắc phục tình trạng có tên nhưng không tham gia sinh hoạt Hội, hội viên đông nhưng không mạnh góp phần nâng cao chất lượng hội viên. Rà soát, thống kê, lập danh sách những hội viên tiêu biểu xuất sắc để làm nòng cốt; hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ.

Nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý hội viên đối với các trường hợp thường xuyên đi lao động, làm ăn không cư trú tại địa phương; hội viên đi xuất khẩu lao động từ 01 năm; hội viên sống ở nông thôn nhưng trở thành công nhân trong các khu công nghiệp; hội viên là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên…

Đảm bảo có sổ danh sách hội viên và cập nhật đầy đủ, thường xuyên; có theo dõi, nhận xét, đánh giá định kỳ hằng năm để biểu dương, khen thưởng và đề nghị chính quyền và Hội cấp trên khen thưởng kịp thời những hội viên tiêu biểu xuất sắc.

Khuyến khích các cấp Hội ứng dụng phương pháp mới trong quản lý hội viên như phần mềm quản lý hội viên. Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý hội viên đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với cơ sở để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Hội. Phấn đấu đến năm 2021 xây dựng xong phần mềm quản lý hội viên để đến năm 2023 thực hiện kết nối quản lý hội viên.

Đổi mới nội dung, quy trình thực hiện công tác phân tích chất lượng và đánh giá, xếp loại cơ sở Hội, chi Hội, từng bước thực hiện phân loại, đánh giá chất lượng hội viên nông dân hằng năm đảm bảo đúng thực chất để khen thưởng, phê bình kịp thời.

4. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; hoạt động tư vấn, đào tạo nghề, dịch vụ, hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong hội viên nông dân

Nâng cao chất lượng hội viên thông qua tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong hội viên, nông dân, trọng tâm là Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Tổ chức các phong trào hành động cụ thể, các chương trình, hoạt động thực tiễn để hội viên nông dân được tham gia; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của hội viên nông dân góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. Tổ chức các hoạt động tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các chi Hội, tổ Hội, hội viên nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh và trong các hoạt động trọng tâm của Hội.

Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thi đua khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh thông qua các mô hình, các hình thức hỗ trợ nông dân về vốn, kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm và mở rộng các hình thức hợp tác trong nông dân. Vận động hội viên nông dân tích cực thực hiện các chương trình, dự án, công trình, phần việc của Hội, tham gia phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng.

Tập trung nguồn lực hỗ trợ nông dân, phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp và các nguồn vốn khác, các chương trình, dự án của Hội; tăng cường phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp bảo lãnh cung ứng vật tư đầu vào, máy thiết bị phục vụ nông nghiệp cho nông dân; chủ động phối hợp với các ngành, doanh nghiệp và nhà khoa học hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng thị trường để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Phối với các nhà khoa học, các doanh nghiệp để đào tạo về kỹ năng canh tác nông nghiệp, cách thức tổ chức sản xuất, hạch toán, quyết toán trong sản xuất, kinh doanh, định hướng, dẫn dắt nông dân trở thành nông dân chuyên nghiệp, làm chủ trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Hợp tác xây dựng “Trung tâm Thông tin về sản xuất và tiêu thụ nông sản” để cung cấp cho nông dân những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm, thúc đẩy liên kết, hợp tác để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân.

Tăng cường phổ biến, tư vấn, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân giúp nông dân nắm chắc, hiểu đúng pháp luật để tham gia liên doanh, liên kết, hợp tác có hiệu quả.

Tích cực phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình hội viên nông dân, các “gương người tốt, việc tốt”, hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hội viên nông dân tiêu biểu, điển hình trong lao động, sản xuất, hoạt động chính trị, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tôn vinh nông dân xuất sắc, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, tổ chức các cuộc thi nông dân với công nghệ thông tin, sáng tạo kỹ thuật nhà nông, ý tưởng nhà nông, nhân rộng các điển hình sáng tạo của nông dân. Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ mỗi quý có từ 3 – 5 bài viết về các gương hội viên nông dân tiêu biểu của địa phương, đơn vị.

Phát động cuộc vận động thực hiện “Xây dựng giá trị hình mẫu người nông dân trong thời kỳ mới”; phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng các hình mẫu nông dân trên các lĩnh vực hoạt động của Hội. Tổ chức giao lưu, tọa đàm với các gương điển hình trong các buổi sinh hoạt chi Hội, tổ Hội.

Đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, giúp đỡ, giới thiệu hội viên nông dân ưu tú cho các cấp ủy đảng xem xét kết nạp; tuyên truyền ý thức, nhận thức vào Đảng đúng đắn, trong sáng và niềm tự hào, trách nhiệm khi đứng trong hàng ngũ của Đảng cho hội viên nông dân.

5. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của các cấp Hội, đảm bảo sự tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong toàn hệ thống

Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở, nhất là chi Hội, tổ Hội ở địa bàn dân cư, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển tổ chức Hội theo nghề nghiệp trong các hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề truyền thống…

Tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền để Hội Nông dân cơ sở tham gia nhiều hơn vào các quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Chú trọng giao cho Hội Nông dân cơ sở những dự án, đề án phát triển kinh tế – xã hội từ các chương trình dự án của Hội cấp trên cũng như các chương trình dự án theo Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ để Hội Nông dân cơ sở có điều kiện hoạt động và khẳng định được vai trò, vị thế của mình.

Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội các cấp vững mạnh. Củng cố và nâng cao chất lượng tham mưu và tổ chức thực hiện của ban chuyên môn, cán bộ trực tiếp làm công tác tổ chức xây dựng Hội các cấp đáp ứng yêu cầu về trình độ lý luận, năng lực thực tiễn và kỹ năng công tác vận động hội viên, nông dân. Có cơ chế, chính sách thu hút người có năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm làm công tác vận động hội viên nông dân. Đề cao vai trò, trách nhiệm của ban thường vụ Hội Nông dân các cấp, của cán bộ, hội viên trong việc tuyên truyền, vận động, thu hút rộng rãi các đối tượng ngoài nông dân vào Hội.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, chi Hội, tổ Hội.

Tăng cường chỉ đạo trực tiếp đối với từng địa bàn, địa phương; phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ cơ sở Hội, mỗi cán bộ các đơn vị tham mưu cấp tỉnh một năm dự sinh hoạt với chi Hội 2 lần, mỗi cán bộ cấp huyện một năm dự sinh hoạt với chi Hội 4 lần, các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành Hội cơ sở phải dự sinh hoạt tại các chi Hội để nắm bắt tình hình, hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời những nhiệm vụ trọng tâm của Hội cấp trên, sau kỳ sinh hoạt có báo cáo kết quả và đề xuất, kiến nghị các vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ.

Nhân rộng các mô hình có cách làm hay, hiệu quả. Các cơ quan báo chí, thông tin và truyền thông của Hội tăng cường tuyên truyền về nhiệm vụ phát triển hội viên, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; giới thiệu những gương điển hình, kinh nghiệm hay.

Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá, tự phê bình và phê bình; phát hiện, nhân rộng các mô hình, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên mới và nâng cao chất lượng hội viên. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trung ương Hội

– Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành kế hoạch chỉ đạo quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết trong toàn hệ thống Hội.

– Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết do đồng chí Chủ tịch làm Trưởng ban và các đồng chí Phó Chủ tịch – Trưởng Ban chỉ đạo Cụm của Ban Chấp hành Trung ương Hội làm Phó trưởng ban, các thành viên là các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng các Ban, đơn vị Trung ương Hội. Ban Chỉ đạo có Tổ thư ký giúp việc.

– Ban Tổ chức chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên huấn, Ủy ban Kiểm tra, các ban, đơn vị và Văn phòng Trung ương Hội làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo, nhân rộng các đơn vị có cách làm hay, sáng tạo; khen thưởng kịp thời các tổ chức Hội, cá nhân làm tốt công tác phát triển hội viên, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội.

– Giao Ban Tuyên huấn, Báo Nông thôn Ngày nay, Tạp chí Nông thôn mới, Trung tâm Thông tin về sản xuất và tiêu thụ nông sản Hội Nông dân Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu nội dung Nghị quyết tới các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân.

2. Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

– Tổ chức quán triệt đến các cấp Hội, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết đạt kết quả.

– Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết vào chương trình công tác và hoạt động Hội hàng năm và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với từng địa bàn.

3. Giao Ban chỉ đạo Cụm thi đua về công tác Hội và phong trào nông dân: Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương./.

 

Nơi nhận:

– Thường trực Ban Bí thư TW Đảng

(để báo cáo);

– Văn phòng Tổng Bí thư (để giúp đỡ);

– Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng

(để giúp đỡ); – Các tỉnh, thành ủy (để phối hợp);

– Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

(để phối hợp);

– Các tỉnh, thành Hội Nông dân;

– Các ban, đơn vị TW Hội;

– Các đ/c UVBCH TW Hội;

– Lưu VP.

T/M BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

Thào Xuân Sùng