bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian vừa qua đã xuất hiện bệnh Dịch tả heo châu Phi tại 3 tỉnh, thành gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng và tiếp tục lan rộng đến ngày 10/3/2019 bệnh dịch tả heo châu phi đã lây lan ra 13 tỉnh, thành trên cả nước nguy cơ lây lan vào trên địa bàn tỉnh là rất caolàm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển chăn nuôi của địa phương.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (DTH CP)

Bệnh Dịch tả heo Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loại heo (cả heo nhà và heo rừng) có thể gây chết với tỷ lệ rất cao lên đến 100%. Vi rút gây bệnh dịch tả heo Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Heo khỏi bệnh có thể mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời

ĐẶC ĐIỂM CỦA VI RÚT DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Vi rút DTH CP có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ heo nhiễm bệnh DTH CP.

Vi rút DTH CP có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp: Ở trong thịt heo sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được từ 3 – 6 tháng; ở nhiệt độ 600C tồn tại được 20 phút; trong máu đã phân hủy tồn tại được 5 tuần…

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH

Vi rút DTH CP lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH DTH CP

Heo bị nhiễm DTLCP có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1. Thể quá cấp tính: Heo chết nhanh, không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc heo nằm và sốt cao trước khi chết.

2. Thể cấp tính: Heo sốt cao (40,5-42°C). Heo không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Heo có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu…

3. Thể á cấp tính: Heo biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Heo sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, viêm khớp, vận động khó khăn, heo mang thai sẽ sẩy thai. Heo có thể khỏi hoặc bị bệnh mạn tính.

4. Thể mạn tính: Heo có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mạn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển.

Heo mắc bệnh DTH CP có biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả heo cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng thường khó khăn, khó phân biệt với bệnh khác. Vì vậy, cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền để xét nghiệm phát hiện vi rút

CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BỆNH DTH CP

Hiện nay chưa có vắc vin phòng và thuốc điều trị được bệnh DTH CP. Vì vậy để ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào địa bàn, trang trại, hộ chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

1. Khi chưa có dịch bệnh xuất hiện

– Một là, hạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, sát trùng sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ heo.

– Hai là, cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần.

– Ba là, khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương. Trong khi tình hình dịch bệnh chưa ổn định thì hạn chế nhập mới gia súc về nuôi nhất là từ khu vực các tỉnh có nguy cơ cao. Trong trường hợp cần thiết thì chỉ nên nhập gia súc từ các trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.

– Bốn là, đối với các cơ sở giết mổ và chế biến thịt heo phải thực hiện heo đưa vào giết mổ có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ heo khi nghi ngờ heo có biểu hiện bị bệnh, dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan thú y biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Năm là, nên sử dụng các sản phẩm thịt gia súc đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc và không chế biến thức ăn gần khu vực chăn nuôi.

2. Khi có bệnh DTH CP xuất hiện:

– Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất kỳ khi phát hiện heo, các sản phẩm heo nghi bị bệnh DTH CP.

– Tiêu hủy đàn heo nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

– Không điều trị heo bệnh, nghi mắc bệnh DTH CP.

– Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định; đặc biệt phải dừng ngay vận chuyển heo, sản phẩm heo (kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín) từ nơi có dịch bệnh sang nơi khác.

– Khi phát hiện đàn heo có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, … hoặc heo có các triệu chứng điển hình của bệnh DTH CP như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Số điện thoại đường dây nóng: Chi cục Chăn nuôi và thú y: 02543.732.107; Trạm Chăn nuôi và Thú y: 02543.881.190.

TẤN PHƯỚC – HND TỈNH