bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG NHÂN DỊP KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2021) – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG NHÂN DỊP KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2021)

 

Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến”; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ”Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng”. Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 – 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ – Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.

Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”.

Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ”Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, các tổ chức nông dân được thành lập để phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, Hội Nông dân Việt Nam đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: Nông Hội đỏ; Hội tương tế ái hữu; Hội Nông dân phản đế; Hội Nông dân cứu quốc; Hội Nông dân giải phóng miền Nam; Hội Nông dân tập thể; Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

Quán triệt tinh thần đổi mới theo nội dung Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, nhằm đẩy mạnh hoạt động của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, ngày 24/3/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 05/CT-TW về Tổ chức Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội.

Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

Ngày 20/5/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 69 – CT/TƯ về việc Tổ chức kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/1991). Lần đầu tiên Hội Nông dân Việt Nam tổ chức mít tinh kỷ niệm trọng thể 61 năm Ngày thành lập Hội tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Đỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan trọng.

Tại Lễ Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2010), giai cấp nông dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân Chương Sao Vàng (lần 2).

Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua 07 kỳ Đại hội. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VII) họp tại Hà Nội từ ngày 22-23/7/2019 đã thông qua ba Nghị quyết về xây dựng Hội: Nghị quyết số 04 – NQ/HNDTW “về đẩy mạnh xây dựng Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp”; Nghị quyết số 05 – NQ/HNDTW “về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam”; Nghị quyết số 06 – NQ/HNDTW “về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới”.

F:\Tài liệu 14-10,15-10+ 70 năm bài báo\Ảnh tư liệu\Đại Hội TW\ĐH I.jpg F:\Tài liệu 14-10,15-10+ 70 năm bài báo\Ảnh tư liệu\Đại Hội TW\ĐH II.jpg

ĐỐI VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU:

Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập theo thông báo số 07/TB-TU ngày 22/10/1991 của Thường vụ Tỉnh uỷ Bà Rịa-Vũng Tàu. Ban Thường vụ TW Hội đã ra quyết định số 20/QĐ-HND chỉ định Ban Chấp hành lâm thời của Hội Nông dân tỉnh, đồng chí Nguyễn Hồng Lung giữ chức Chủ tịch và đồng chí Nguyễn Chiến Thắng giữ chức Phó Chủ tịch.

Từ khi thành lập đến nay, Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đã trải qua 6 kỳ Đại hội:

1. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 1992-1998. Đại hội đã bầu 21 đồng chí vào Ban Chấp hành, 5 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng được bầu giữ chức Chủ tịch Hội, đồng chí Trần Vũ Oai được bầu làm Phó Chủ tịch. Đây là Đại hội sau khi thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tháng 8/1991).

2. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 1998 – 2003. Đại hội đã bầu 23 đồng chí vào Ban Chấp hành, 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội, các đồng chí Nguyễn Văn Thống, Trần Vũ Oai giữ chức Phó Chủ tịch. Đến tháng 02/2002, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng nghỉ hưu, đồng chí Nguyễn Văn Thống được bầu làm Chủ tịch Hội.

3. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2003-2008. Đại hội đã bầu 29 đồng chí vào Ban Chấp hành, 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Thống được bầu làm Chủ tịch Hội, đồng chí Đặng Văn Tài và đồng chí La Thị Hạnh giữ chức Phó Chủ tịch.

F:\Tài liệu 14-10,15-10+ 70 năm bài báo\Ảnh tư liệu\Đại hội 3 - BRVT\IMG_20191005_050806.jpg

4. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2008-2013. Đại hội đã bầu 27 đồng chí vào Ban Chấp hành, 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Thống tái đắc cử chức Chủ tịch Hội, các đồng chí Đặng Văn Tài, La Thị Hạnh giữ chức Phó Chủ tịch.

5. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2013 – 2018. Đại hội đã bầu 31 đồng chí vào Ban Chấp hành, 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Thống tái đắc cử chức Chủ tịch Hội, các đồng chí La Thị Hạnh, Đoàn Văn Hai, Võ Minh Giang giữ chức Phó Chủ tịch.

6. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Đại hội đã bầu 29 đồng chí vào Ban Chấp hành, 7 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Đoàn Văn Hai tái đắc cử chức Chủ tịch Hội, các đồng chí Trương Thị Kim Phượng, Trần Văn Mảng giữ chức Phó Chủ tịch. Cuối năm 2020, đồng chí Đoàn Văn Hai nghỉ hưu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động và giới thiệu đồng chí Mai Minh Quang, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh từ tháng 01/2021.

Đến nay, toàn tỉnh có 7/8 đơn vị cấp huyện, 60/82 đơn vị cấp xã có tổ chức Hội Nông dân, 389 chi hội, 2322 tổ hội với tổng số hội viên trong toàn tỉnh là 66.757 hội viên. Thành tích cao quý nhất của Hội Nông dân tỉnh là được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2014.

* Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam là dịp để cán bộ, hội viên, nông dân cả nước ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam; cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân ra sức thi đua, phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình, thịnh vượng.

Ban Xây dựng Hội