bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Trao đổi về chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Trao đổi về chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp, người dân sống ở vùng nông thôn, có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

F:\2018\Đại hội 2018-2023\Ảnh Đại hội - gốc\Xuyên Mộc\Mô hình cây con giống (9)\Chăm sóc tiêu.jpg

F:\2018\Đại hội 2018-2023\Ảnh Đại hội - gốc\Xuyên Mộc\Mô hình cây con giống (9)\Gà Bình Định.jpg

F:\2018\Đại hội 2018-2023\Ảnh Đại hội - gốc\Xuyên Mộc\Mô hình cây con giống (9)\Ớt Phước Thuận.jpg

F:\2018\Đại hội 2018-2023\Ảnh Đại hội - gốc\Xuyên Mộc\Tham quan học tập KN\IMG_4654.JPG

 

F:\2020\Ảnh\24-8, NÔNG NGHIỆP,\IMG_20200923_220431.jpg

F:\2020\Ảnh\GS DVK\IMG20200923092437.jpg

F:\2020\Ảnh\GS DVK\IMG20200923094406.jpg

F:\2020\Ảnh\Biển\IMG20200320101019.jpg

Vai trò của mối liên kết “4 nhà” được đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Trong đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND), ND và ND vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Về tính pháp lý, hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên đới giữa “4 nhà” lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, xảy ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, mặt hạn chế của chính sách là chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trường; tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp nên tiếp cận khoa học còn nhiều hạn chế; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm, hợp tác xã cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết.

Để khắc phục hạn chế, bất cập của Quyết định 80, ngày 25/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (thay cho Quyết định số 80). Chính sách này có nhiều điểm mới, trong đó nhấn mạnh ưu tiên phát triển mô hình liên kết theo dạng cánh đồng mẫu lớn trong chiến lược phát triển các vùng nông sản chủ lực tập trung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mô hình này cũng có nhiều tiềm năng nhân rộng trong cả nước và các cây trồng khác, không chỉ giới hạn đối với cây lúa. Tuy nhiên, Quyết định 62 vẫn chưa đi vào cuộc sống, việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế vì nguyên nhân chủ yếu do khó khăn trong việc xác định tiêu chí “cánh đồng lớn” và tiêu chí “hỗ trợ” do sự khác nhau về năng lực và cách thức sản xuất lúa gạo giữa các vùng, miền; nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ là rất hạn chế cũng như thủ tục triển khai phức tạp; sự bất ổn do chưa điều hòa được lợi ích của “4 nhà”. Mặt khác, các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vì: khả năng sinh lời thấp, thu hồi vốn chậm, rủi ro về thị trường, sản phẩm không đồng nhất, khó bảo quản và chế biến, thiên tai, dịch bệnh và “uy tín” của nông dân..

Nhằm đẩy mạnh củng cố các hợp tác xã nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, ngày 5/7/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết; Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết; Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2018; bãi bỏ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới đạt kết quả tốt, theo tôi cần thực hiện 9 nội dung sau:

Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

Thứ hai, cần ban hành cụ thể các tiêu chí về “Cánh đồng lớn” phù hợp với từng vùng, miền, địa phương. Triển khai thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất, vùng chuyên canh theo “Cánh đồng lớn” và xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai thực hiện.

Thứ ba, cần thông tin về thị trường, đưa ra dự báo về cung, cầu và mở rộng qui mô thị trường; xây dựng mô hình nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong từng vùng sản xuất nông sản tập trung theo “Cánh đồng lớn”, thực hiện tốt chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.

Thứ tư, đẩy mạnh việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của loại hình sản xuất hợp tác như tổ hợp tác, hợp tác xã; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ năm, nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng miền, với biến đổi khí hậu; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao, quy trình bảo quản và chế biến nông sản.

Thứ sáu, đa dạng hóa các hình thức liên kết, có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia như: Doanh nghiệp liên kết với Nhà nước và nông dân; Doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; Doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân; Nông dân liên kết với nông dân và doanh nghiệp…

Thứ bảy, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cho nông dân, sản xuất phải theo thị trường, không theo phong trào.

Thứ tám, sớm hoàn thiện khung pháp lý về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thứ chín, định kỳ tổ chức Hội thảo, sơ tổng kết để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

TẤN PHƯỚC