bursa escort bayan görükle bayan escort

bursa escort görükle escort

perabet giris adresi canli casino perabet 1xbet bahis kacak iddaa alanya escort bayan antalya escort bodrum escort seks hikayeleri sex hikayeleri

görükle escort escort bayan elit bayan escort escort kızlar bursa vip bayan eskort escort bayanlar escort

Cơ hội và thách thức từ đại dịch Covid-19 – Hội nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Menu Đóng

Cơ hội và thách thức từ đại dịch Covid-19

Kinh tế tư nhân hậu Covid-19 tận dụng “cơ hội vàng” để bứt phá

Ảnh minh họa

* Các cơ hội từ đại dịch Covid-19:

Thứ nhất, cơ hội thức đẩy phát triển xã hội số.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đóng cửa các trường học, cơ quan và nhiều cơ sở kinh doanh đã buộc bên cung và bên cầu tìm phương thức gặp gỡ khác thay vì gặp mặt trực tiếp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo cơ hội cho các cơ sở cung ứng dịch vụ tiếp cận khách hàng qua bán hàng online, giáo dục trực tuyến (tại hầu hết các cấp), họp trực tuyến. Những hoạt động này, trong điều kiện không có đại dịch Covid-19 buộc phải giãn cách xã hội có thể mất nhiều thời gian để thúc đẩy, nhưng trong đại dịch lần này, các bên buộc phải đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là cơ hội rất lớn để ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN4.0 trong các hoạt động kinh tế – xã hội mà không đòi hỏi phải có các kích thích tài chính, động viên hay tuyên truyền của các cơ quan quản lý nhà nước. Phát triển nhanh xã hội số đã khó, duy trì những hoạt động số ở trạng thái mới sau đại dịch Covid-19 thậm chí sẽ còn khó hơn. Và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong thời giạn tới là sẽ cần duy trì các khía cạnh tích cực trong phát triển xã hội số như đã được thiết lập trong thời gian vừa qua.

Thứ hai, cơ hội đánh giá, củng cố và nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng:

Đại dịch vừa rồi là cơ hội tốt để có thể nắm bắt được thực trạng hệ thống y tế công cộng của nước ta và có thể coi là cơ hội tốt để huy động toàn bộ hệ thống vào phòng chống một cú sốc dịch bệnh lớn và diễn biến phức tạp như đợt dịch Covid-19.

Các nưgrc phát triển có hệ thống y tế công cộng tốt như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã trải qua giai đoạn khó khãn với số ca nhiễm tăng mạnh và số người chết tăng cao (ở một số nước). Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, có đường biên giới chung dài với Trung Quốc, hệ thống y tế công cộng không được đánh giá cao như nhiều nước phát triển, nhưng công tác phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 thì làm rất tốt (số ca nhiễm bệnh thấp và không có ca tử vong). Đạt được thành tích này là nhờ sự phối hợp tốt các lực lượng như đội ngũ y bác sĩ, quân đội, công an, dân quân tự vệ, đội ngũ tuyên truyền các cấp… và đặc biệt phần nào là ý thức chấp hành tương đối tốt của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, cũng vì sự phối hợp giữa các lực lượng trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng lực thực sự của hệ thống y tế công cộng nước ta chưa được tách bạch nhìn nhận rõ nét. Sau đại dịch, sẽ cần có những đánh giá về năng lực của hệ thống y tế công cộng để có lộ trình nâng cao năng lực của hệ thống nhằm ứng phó với các cú séc y tế trong tương lai.

* Các thách thức từ đại dịch Covid-19:

Thứ nhất, trước khi đai dịch Covid-19 xảy ra, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy trỗi dậy mạnh mẽ đã ngăn chặn quá trình toàn cầu hóa. Chẳng hạn, khi ông Donald Trump trở thành tổng thống của nước Mỹ, ông đã rút Mỹ ra khỏi TPP và nhiều hiệp định thương mại tồn tại trước đó.

Trong quá trình xảy ra đại dịch, việc ngăn cấm người dân qua lại giữa các nước đã làm cho quá trình di chuyển hàng hóa, thể nhân bị ảnh hưởng; cùng với đó, do dịch bệnh khởi nguồn từ Trung Quốc, sự nghi kỵ giữa các cường quốc vốn dĩ là trụ cột của toàn cầu hóa như Mỹ, Trung Quốc ngày càng gia tăng, hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ vốn đã hình thành trước đại dịch được dịp khoét sâu hơn nữa.

Quá trình giải toàn cầu hóa (deglobalization) sau đại dịch có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta khi mà nước ta có nền kinh tế nhỏ, mở, phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tể và đầu tư trực tiếp mrớc ngoài.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế thế giới và của nhiều quốc gia/khu vực đối tác thương mại của nước ta thấp/âm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta thông qua kênh thương mại và đầu tư. Quý 1/2020, do tác động của dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tặng trưởng của nền kinh tế thế giới và của nhiều nước/khu vực ở mức thấp, thậm chí tăng trưởng âm.

Theo dự báo mới nhất của IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 suy thoái ở mức âm -3%, trong đó tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt Mỹ, EU, Nhật cũng dự kiến ở mức âm (Mỹ: -5,9%; EU: -7,5%; Nhật Bản: -5,2%) còn Trung Quốc ở mức thấp kỷ lục (1,2%). Với độ mở nền kinh tế lớn, tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống sẽ làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm của nước ta, giảm xuất khẩu. Bên cạnh đó, do là một phần của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, hoạt động thương mại suy giảm cũng sẽ làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 đặt ra thách thức lên nền kinh tế nước ta lớn hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 do nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

* Kiến nghị giải pháp

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiến nghị các giải pháp nhằm giảm thiểu các vấn đề, rủi ro trong thực hiện các chính sách, giảm thiểu thách thức đặt ra và tận dụng tốt cơ hội.

Thứ nhất, Cần tiếp tục đặt ra mục tiêu xuyên suốt trong năm 2020 là ổn định kinh tế vĩ mô song song với kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Thứ hai, Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp, tập trung vào các doanh nghiệp lớn.

Thứ ba, Củng cố hệ thống y tế công cộng để có thể đương đầu hiệu quả với các cú sốc tương tự trong tương tai.

Thứ tư, Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai gói hỗ trợ đến những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề và có thể thấy rõ ràng nhất.

Thứ năm, Tiếp tục thận trọng, không lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch bệnh cho dù nhiều ngày không phát hiện ra ca bệnh nào.

Thứ sáu, Thúc đẩy chuyển đổi số: đẩy mạnh phát triển toàn diện dịch vụ công trực tuyến từ kho bạc, thuế, hải quan, giấy tờ hành chính công…; giữ lại những mặt tích cực của các hoạt động số như đã thực hiện trong thời kỳ dịch bệnh thay vì trở lại như bình thường trước khi có dịch.

Thứ bảy, Tăng cường giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, quần chúng nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ.

TẤN PHƯỚC (Theo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)